ĐIỂM TÂM SÁNG: TU PHẬT
Tu Phật có ba trình độ:
1) Sống đạo hay sống thuận pháp là cao nhất, nên gọi là Đạo Phật. Đây là thời kỳ Chánh pháp.
2) Tôn giáo có tên là Phật Giáo lấy giáo lý của một trong những tông phái làm lý tưởng của mình. Đây là thời kỳ tượng pháp.
3) Tín ngưỡng tuy tự xem là Phật giáo nhưng nặng hình thức đức tin dân gian mà nhiều khi đã trở thành mê tín. Đây là thời kỳ mạt pháp, chia ra rất nhiều nhánh ngọn mâu thuẫn nhau. Trở về thực tại, thấy ra thực tánh pháp và sống thuận pháp tánh với tâm sáng suốt (tuệ), định tĩnh (định), trong lành (giới) chính là trở về đầu nguồn của chánh pháp.
...Tu hành mà không nắm vững nguyên lý, chỉ nhắm mắt áp dụng theo một phương pháp tu luyện nào đó với ước mong đạt được một năng lực thì rất dễ bị "tẩu hỏa nhập ma".
...Tu chính là trở về sử dụng tỉnh giác soi chiếu bóng tối của cái ta ảo tưởng để trả pháp lại cho thực tánh bản nguyên của nó...
Chánh niệm và tỉnh giác
Chánh niệm và tỉnh giác là hai yếu tố khác nhau về tính chất và tác dụng nhưng lại bổ túc cho nhau và hầu như luôn đi đôi với nhau như hai mặt của bàn tay.
Chánh niệm thuộc về định,
tỉnh giác thuộc về tuệ. Chánh niệm giữ tâm trọn vẹn trên đối tượng, tỉnh giác soi sáng đối tượng. Có thể 2 yếu tố không cân bằng khi niệm hoặc tuệ yếu hay mạnh hơn. Ví như cây đèn pin, giữ yên hướng chiếu đúng trên đối tượng là chánh niệm, chiếu sáng để soi thấy đối tượng là tỉnh giác... Hai yếu tố này phải cân bằng và đúng mức thì tuệ giác thấy thực tánh pháp mới phát huy được...
Sống Đạo
Ðạo Phật có nghĩa là sự sống giác ngộ, và giản dị làm sao khi con ăn biết mình đang ăn; khi đang đi, đứng, nằm, ngồi biết mình đang làm như vậy. Khi sân biết tâm mình có sân, khi buồn biết tâm mình có buồn, khi đau đớn biết mình đau đớn, khi vui thích biết mình vui thích, khi chơn chính biết mình chơn chính, khi sai lầm biết mình sai lầm... Ðó là sống đạo, đó là sống hồn nhiên và trong sáng...
Buông
Toàn bộ giáo pháp của đức Phật có thể gói gọn trong một chữ BUÔNG mà Ngài thường dạy là: "Nhất hướng, xả ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, chánh trí, giác ngộ, Niết-bàn".
Trong ngoài lặng lẽ chẳng vin đâu
Sáng suốt hồn nhiên khỏi vọng cầu
Buông hết một phen đừng luyến tiếc
Con ơi, ngay đó thấy đạo mầu.
~Thầy Viên Minh -
Tu Phật có ba trình độ:
1) Sống đạo hay sống thuận pháp là cao nhất, nên gọi là Đạo Phật. Đây là thời kỳ Chánh pháp.
2) Tôn giáo có tên là Phật Giáo lấy giáo lý của một trong những tông phái làm lý tưởng của mình. Đây là thời kỳ tượng pháp.
3) Tín ngưỡng tuy tự xem là Phật giáo nhưng nặng hình thức đức tin dân gian mà nhiều khi đã trở thành mê tín. Đây là thời kỳ mạt pháp, chia ra rất nhiều nhánh ngọn mâu thuẫn nhau. Trở về thực tại, thấy ra thực tánh pháp và sống thuận pháp tánh với tâm sáng suốt (tuệ), định tĩnh (định), trong lành (giới) chính là trở về đầu nguồn của chánh pháp.
...Tu hành mà không nắm vững nguyên lý, chỉ nhắm mắt áp dụng theo một phương pháp tu luyện nào đó với ước mong đạt được một năng lực thì rất dễ bị "tẩu hỏa nhập ma".
...Tu chính là trở về sử dụng tỉnh giác soi chiếu bóng tối của cái ta ảo tưởng để trả pháp lại cho thực tánh bản nguyên của nó...
Chánh niệm và tỉnh giác
Chánh niệm và tỉnh giác là hai yếu tố khác nhau về tính chất và tác dụng nhưng lại bổ túc cho nhau và hầu như luôn đi đôi với nhau như hai mặt của bàn tay.
Chánh niệm thuộc về định,
tỉnh giác thuộc về tuệ. Chánh niệm giữ tâm trọn vẹn trên đối tượng, tỉnh giác soi sáng đối tượng. Có thể 2 yếu tố không cân bằng khi niệm hoặc tuệ yếu hay mạnh hơn. Ví như cây đèn pin, giữ yên hướng chiếu đúng trên đối tượng là chánh niệm, chiếu sáng để soi thấy đối tượng là tỉnh giác... Hai yếu tố này phải cân bằng và đúng mức thì tuệ giác thấy thực tánh pháp mới phát huy được...
Sống Đạo
Ðạo Phật có nghĩa là sự sống giác ngộ, và giản dị làm sao khi con ăn biết mình đang ăn; khi đang đi, đứng, nằm, ngồi biết mình đang làm như vậy. Khi sân biết tâm mình có sân, khi buồn biết tâm mình có buồn, khi đau đớn biết mình đau đớn, khi vui thích biết mình vui thích, khi chơn chính biết mình chơn chính, khi sai lầm biết mình sai lầm... Ðó là sống đạo, đó là sống hồn nhiên và trong sáng...
Buông
Toàn bộ giáo pháp của đức Phật có thể gói gọn trong một chữ BUÔNG mà Ngài thường dạy là: "Nhất hướng, xả ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, chánh trí, giác ngộ, Niết-bàn".
Trong ngoài lặng lẽ chẳng vin đâu
Sáng suốt hồn nhiên khỏi vọng cầu
Buông hết một phen đừng luyến tiếc
Con ơi, ngay đó thấy đạo mầu.
~Thầy Viên Minh -